Ngày nay, khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với đó là cơ chế mở cửa đã tạo điều kiện cho nhiều loại máy móc, trang thiết bị hiện đại ra đời hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài giúp cho việc cơ giới hóa máy móc thay cho sức lao động của con người ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và trong ngành xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Nếu như từ những năm 80 trở về trước, ta thường thấy công việc xây dựng chủ yếu là dựa vào sức người và cũng chỉ có các công trình nhỏ được hình thành. Nhưng từ năm 1980 đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, hàng loạt các loại máy xây dựng đã xuất hiện và du nhập vào Việt Nam, điều đó làm thúc đẩy mạnh mẽ các công trình xây dựng “mọc” lên nhiều hơn và dần có những công trình lớn suất hiện. Điều đó có thể thấy việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong xây dựng đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc nâng tầm công trình xây dựng Việt.
Vậy có những loại máy xây dựng nào và công dụng của từng loại chúng ta cùng thảo luận ở bài viết dưới đây.
1. Máy xây dựng là gì?
Máy xây dựng là danh từ chung chỉ các máy và thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản: dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, cảng, thuỷ lợi….
2. Phân loại máy xây dựng và công dụng tương ứng
Máy xây dựng có rất nhiều chủng loại và cũng rất đa dạng. Để thuận tiện cho việc nghiên cưú, lựa chọn và ứng dụng trong thi công các công trình, người ta phân loại Máy xây dựng theo tính chất công việc hay công dụng mà phân chia thành các nhóm sau :
- Tổ máy phát lực: Để cung cấp động lực cho các máy khác làm việc, thường là những tổ máy máy phát điện Diezel, , Máy nén khí ….. Các tổ máy này lại do động cơ đốt trong hoặc động cơ điện cung cấp năng lượng điện hoặc áp lực.
- Máy vận chuyển: Để vận chuyển vật liệu và hàng hoá người ta phân ra :
- Máy vận chuyển ngang: hướng vận chuyển song song với mặt đất, di chuyển trên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không như ô tô, máy bay, tàu thủy xuồng bè hay tàu chở hàng….
- Máy vận chuyển theo phương đứng như nâng lên hạ xuống, hay còn gọi là máy nâng hạ bao gồm các thiết bị như : kích, tời , palăng xích, pa lăng cáp , thang tải, cần trục, cổng trục….
- Máy vận chuyển liên tục: hướng vận chuyển có thể ngang, nghiêng, thẳng đứng nhưng đặc điểm là được vận chuyển thành một dòng liên tục: băng tải, gầu tải, vít tải…
- Máy phục vụ cho các công việc ở giai đoạn hoàn thiện như máy mài sàn bê tông, máy xoa nền, máy chát tường …
- Máy làm đất: gồm các loại máy phục vụ cho công việc thi công khai thác đất, đá, than, quặng hoặc thi công nền như: máy đào đất, máy xúc ủi, máy lu , máy đầm nền….
- Máy gia công đá: phục vụ cho việc nghiền, sàng phân loại và rửa đá, sỏi, quặng, cát .
- Máy phục vụ cho công tác bêtông và bêtông cốt thép gồm các loại máy phục vụ việc trộn, vận chuyển bêtông và đầm bêtông như máy trộn bê tông, trạm trộn bê tông, xe bồn chở bê tông , máy đầm rung, máy đầm dùi , máy đầm bàn ….
- Máy gia công sắt thép: phục vụ cho việc cắt, uốn, kéo, hàn cốt thép như máy hàn, máy cắt sắt , máy uốn sắt. Thường những loại máy này được nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Máy gia cố nền móng: gồm các loại máy đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi, cắm bấc thấm …
- Các máy và thiết bị chuyên dùng cho công tác thi công đường bộ, đường sắt và công trình cầu: như máy đặt ray, máy rải thảm, máy thi công lao lắp cầu….
- Máy và thiết bị chuyên dùng cho từng ngành: như máy hoàn thiện, máy cắt bê tông, máy sản suất gạch, ngói, xi măng….
Ngoài các cách phân loại như trên, người ta còn phân loại Máy xây dựng theo nguồn động lực (máy dẫn động bằng động cơ đốt trong, điện, thuỷ lực…); theo hình thức bộ di chuyển (bánh lốp, bánh xích, bánh sắt…); theo phương pháp điều khiển bộ công tác (cơ khí, thuỷ lực, khí nén, điện từ …) ….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét